cho 1 đơn vị đóng gói nhỏ nhất
– Hoạt chất: Spiramycin………………………………………………. 1.500.000 IU
– Tá dược: Tá dược vừa đủ ………………………………………………….. 1 viên
(Tá dược: Tinh bột bắp, Natri carboxy methylcellulose, Natri Starch glycolate, Pregelatinized starch, olloidal silicon dioxide, Magnesi stearat, HPMC, Bột Talc, Titan dioxyd, PEG 4000).
Viên nén bao phim
Hộp 2 vỉ x 8 viên.
Spobavas® 1,5MIU được sử dụng giới hạn trong các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn được xác định là nhạy cảm:
– Các chủng tụ cầu beta tán huyết nhóm A, như là một thay thế cho liệu pháp điều trị beta-lactam, đặc biệt khi không thể dùng beta-lactam.
– Viêm xoang cấp tính: Theo quan điểm vi sinh của các nhiễm trùng này, các macrolid được chỉ định khi không thể điều trị bằng betalactam.
– Bội nhiễm của viêm phế quản cấp tính.
– Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính.
– Viêm phổi cộng đồng:
– Không có yếu tố nguy cơ,
– Không có dấu hiệu nghiêm trọng trên lâm sàng,
– Trong trường hợp không có bằng chứng lâm sàng gợi ý nguyên nhân do phế cầu.
Trong trường hợp nghi ngờ viêm phổi không điển hình, các macrolid được chỉ định không phụ thuộc tính nghiêm trọng và nguyên do.
– Nhiễm khuẩn da lành tính: chốc lở, chốc loét, nhiễm khuẩn hạ bì (viêm quầng), bệnh erythrasma.
– Nhiễm trùng răng miệng.
– Nhiễm trùng sinh dục không do lậu cầu.
– Điều trị dự phòng tái phát RAA trong các trường hợp dị ứng với betalactam.
– Nhiễm toxoplasma ở phụ nữ mang thai.
– Phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu trong trường hợp chống chỉ định với rifampicin:
– Mục tiêu là để tiêu diệt các mầm Neisseria meningitidis trong mũi họng,
– Spiramycin không dùng điều trị bệnh viêm màng não do Meningococcus
– Spobavas® 1,5MIU được đề nghị dùng trong dự phòng ở:
– Bệnh nhân sau khi điều trị và trước khi tái hòa nhập vào cộng đồng
– Đối tượng đã tiếp xúc với dịch tiết hầu họng trong vòng 10 ngày trước khi nhập viện.
– Người có tiền sử quá mẫn với spiramycin, kháng sinh khác nhóm macrolid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Trẻ em dưới 6 tuổi vì dạng viên có thể dẫn đến rủi ro khi sử dụng.
– Khi bắt đầu điều trị nếu thấy phát hồng ban toàn thân có sốt, phải ngừng thuốc vì nghi bị bệnh mụn mủ ngoại ban cấp.
Cách dùng:
– Uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ vì thức ăn trong dạ dày làm giảm sinh khả dụng của spiramycin.
– Người bệnh dùng spiramycin phải theo hết đợt điều trị.
– Nuốt nguyên viên với một lượng nước phù hợp.
Liều dùng:
– Trường hợp chức năng thận bình thường:
– Liều chung:
Người lớn: uống 6 – 9 triệu IU/24 giờ, tương đương với 4 – 6 viên/ ngày, chia làm 2 – 3 lần.
Trẻ em (> 6 tuổi): 1,5 – 3 triệu IU/ 10 kg thể trọng/ngày, chia làm 2 – 3 lần.
Đợt điều trị kéo dài trong 10 ngày
– Điều trị dự phòng viêm màng não mô cầu:
Người lớn 3 triệu IU /lần, cứ 12 giờ/lần, trong 5 ngày.
Trẻ em (> 6 tuổi): 75.000 IU /kg /12 giờ, trong 5 ngày.
– Trường hợp bệnh nhân bị suy thận: không cần chỉnh liều.
– Dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai: Nếu nhiễm Toxoplasma trong khi mang thai, sự lây nhiễm qua nhau thai có thể dẫn đến sự nguy hiểm cho bào thai. Phải hỏi ý kiến chuyên gia về cách xử trí.
– Đối với người có rối loạn chức năng gan vì thuốc có thể gây độc cho gan.
– Thận trọng cho người bị bệnh tim, loạn nhịp (bao gồm người có khuynh hướng kéo dài khoảng QT).
– Thận trọng nếu thấy phát hồng ban toàn thân có sốt khi bắt đầu điều trị, cần ngừng thuốc và chống chỉ định sử dụng thêm spiramycin dùng đơn trị hoặc phối hợp.
– Nên chống chỉ định với trẻ dưới 6 tuổi vì rủi ro khi sử dụng dạng viên.
– Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.
– Thận trọng ở bệnh nhân bị thiếu glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD) vì đã có báo cáo trường hợp bị thiếu máu tán huyết ở những bệnh nhân thiếu hụt men này.
– Sản phẩm có chứa natri, do đó cần thận trọng với bệnh nhân đang có chế độ ăn kiêng natri.
Nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.
36 tháng kể từ ngày sản xuất.