Mỗi viên nang cứng chứa:
Cefaclor……………………………….500 mg
Tá dược vđ…………………………….1 viên
Viên nang cứng.
Hộp 1 vỉ nhôm nhôm x 10 viên
Hộp 2 vỉ nhôm nhôm x 10 viên
Hộp 2 vỉ nhôm nhựa x 10 viên
Hộp 10 vỉ nhôm nhựa x 10 viên
Lọ 100 viên
Lọ 500 viên
Cefaclor được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt sau khi đã dùng các kháng sinh thông thường mà bị thất bại.
– Viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần.
– Viêm phổi, viêm phế quản mạn trong đợt diễn biến.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng (viêm bàng quang).
– Nhiễm khuẩn da và phần mềm do Staphylococcus aureus nhạy cảm và Streptococcus pyogenes.
Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Cefaclor dùng theo đường uống, vào lúc đói.
Người lớn:
– Viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới: Uống 250 – 500 mg, ngày 2 lần;
– Trường hợp viêm họng tái phát do Streptococcus tan huyết beta nhóm A, cũng nên điều trị cho cả những người trong gia đình mang mầm bệnh không triệu chứng.
– Ðối với các nhiễm khuẩn nặng hơn: Dùng liều 500 mg, ngày 3 lần. Liều giới hạn thường kê đơn cho người lớn: Tối đa 4 g/ngày.
Cefaclor có thể dùng cho người bệnh suy thận. Trường hợp suy thận nặng, cần điều chỉnh liều cho người lớn như sau:
Độ thanh thải creatinin (ml/phút) | Liều sử dụng |
10 – 15 | 50% liều thường dùng |
< 10 | 25% liều thường dùng |
– Người bệnh phải thẩm tách máu: Khi thẩm tách máu, nửa đời của cefaclor trong huyết thanh giảm 25 – 30%. Vì vậy, đối với người bệnh phải thẩm tách máu đều đặn, nên dùng liều khởi đầu từ 250 mg – 1 g trước khi thẩm tách máu và duy trì liều điều trị 250 – 500 mg cứ 6 – 8 giờ một lần, trong thời gian giữa các lần thẩm tách.
Người cao tuổi: Dùng liều như người lớn.
Trẻ em: Dùng 20 – 40 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia thành 2 – 3 lần uống.
– Viêm tai giữa ở trẻ em: Uống 40 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia thành 2 – 3 lần, nhưng liều tổng cộng trong ngày không được quá 1 g. Tính an toàn và hiệu quả đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi cho đến nay vẫn chưa được xác định. Liều tối đa một ngày ở trẻ em không được vượt quá 1,5 g.
– Ðiều trị nhiễm khuẩn do Streptococcus tan huyết beta bằng cefaclor ít nhất trong 10 ngày.
– Với các người bệnh có tiền sử mẫn cảm với cephalosporin, đặc biệt với cefaclor, hoặc với penicilin, hoặc với các thuốc khác. Phải thận trọng với người bệnh dị ứng với penicilin vì có mẫn cảm chéo. Tuy nhiên tần số mẫn cảm chéo với penicilin thấp.
– Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Thận trọng đối với người bệnh có tiền sử đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng.
– Cần thận trọng khi dùng cefaclor cho người có chức năng thận suy giảm nặng. Vì nửa đời của cefaclor ở người bệnh vô niệu là 2,3 – 2,8 giờ (so với 0,6 – 0,9 giờ ở người bình thường) nên thường không cần điều chỉnh liều đối với người bệnh suy thận trung bình nhưng phải giảm liều ở người suy thận nặng. – – Vì kinh nghiệm lâm sàng trong sử dụng cefaclor còn hạn chế, nên cần theo dõi lâm sàng. Cần theo dõi chức năng thận trong khi điều trị bằng cefaclor phối hợp với các kháng sinh có tiềm năng độc cho thận hoặc với thuốc lợi niệu furosemid, acid ethacrynic.
– Test Coombs (+) trong khi điều trị bằng cefaclor. Trong khi làm phản ứng chéo truyền máu hoặc thử test Coombs ở trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng cefaclor trước khi đẻ, phản ứng này có thể (+) do thuốc.
– Tìm glucose niệu bằng các chất khử có thể dương tính giả.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
– Thời kỳ mang thai: Chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.
– Thời kỳ cho con bú: Nồng độ Cefaclor trong sữa mẹ rất thấp. Tác động của thuốc trên trẻ đang bú mẹ chưa rõ nhưng nên chú ý khi thấy trẻ bị tiêu chảy, tưa và nổi ban.
Nơi khô mát, không quá 30°C, tránh ánh sáng.
36 tháng kể từ ngày sản xuất.