* Mỗi lọ bột đông khô pha tiêm chứa:
– Vancomycin (dưới dạng vancomycin hydroclorid) ………………….. 500 mg
– Tá dược (natri metabisulfit, acid hydroclorid) …………………………. vđ 1 lọ
* Dung môi:
Nước cất pha tiêm ……………………………………………………………………10 ml
Bột đông khô pha tiêm.
Hộp 1 lọ bột đông khô pha tiêm + 1 ống dung môi. Hộp 10 lọ bột đông khô pha tiêm.
Vancomycin được chỉ định trong các nhiễm khuẩn nặng, bệnh thận và tim:
– Trong các trường hợp nhiễm khuẩn máu khó điều trị do các vi khuẩn Gram (+) như viêm màng trong tim nhiễm khuẩn và viêm màng trong tim có lắp van nhân tạo. Vancomycin được chỉ định khi người bệnh dị ứng với penicillin hoặc đã điều trị thất bại. Nếu điều trị viêm màng trong tim bằng benzylpenicillin phối hợp với aminoglycosid không có hiệu quả sau 2 – 3 ngày thì nên dùng vancomycin. Có thể phối hợp aminoglycosid hoặc rifampicin để tăng hiệu lực.
– Các trường hợp nhiễm khuẩn máu nặng do tụ cầu mà các kháng sinh khác không có tác dụng: như nhiễm khuẩn do S. aureus kháng isoxazolyl – penicilin, hay phổ biến hơn là S.epidermidis kháng isoxa – penicilin.
– Các nhiễm khuẩn cầu nối do Staphylococcus thường là S. epidermidis, như trường hợp dẫn lưu não thất và cầu nối lọc máu.
– Phương pháp điều trị thẩm tách màng bụng lưu động liên tục cũng thường gặp biến chứng nhiễm khuẩn, vancomycin có tác dụng tốt trong trường hợp này, dùng tiêm tĩnh mạch và cho vào dung dịch thẩm tách.
– Dự phòng viêm màng trong tim trước phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật phụ khoa và đường ruột cho các người bệnh dị ứng penicillin. Vancomycin là kháng sinh “Chỉ được sử dụng trong bệnh viện” và chỉ dùng cho những người bệnh được theo dõi chặt chẽ, vì có nguy cơ cao về các phản ứng phụ.
Người có tiền sử dị ứng với thuốc.
* Cách dùng:
– Hoà tan thuốc bằng 10 ml dung môi được dung dịch chứa 50 mg/ml. Pha loãng dung dịch trên vào 100 ml dung môi được dung dịch truyền tĩnh mạch chậm trong 60 phút. Dung dịch vancomycin có thể pha loãng với dung dịch Natri clorid 0,9%, Dextrose 5%, Ringer Lactat hoặc Ringer Lactat và Dextrose
5%.
– Cần tránh tiêm tĩnh mạch nhanh và trong khi truyền phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện hạ huyết áp nếu xảy ra.
* Liều dùng: Liều dùng được tính theo vancomycin base.
Với người có chức năng thận bình thường:
Người lớn: 1 lọ Vancomycin 500 mg/lần, cứ 6 giờ 1 lần. Hoặc 2 lọ Vancomycin 500 mg/lần, cứ 12 giờ 1 lần. Viêm nội tâm mạc do tụ cầu: phải điều trị ít nhất là 3 tuần.
– Ðể phòng viêm nội tâm mạc ở người bệnh dị ứng penicilin có nguy cơ cao khi nhổ răng hoặc một thủ thuật ngoại khoa: cho một liều duy nhất 2 lọ Vancomycin 500 mg kết hợp với gentamicin, truyền tĩnh mạch trước khi làm thủ thuật.
– Nếu người bệnh phải phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc tiết niệu – sinh dục: cho một liều duy nhất 1 g vancomycin kết hợp với gentamicin, truyền tĩnh mạch trước khi làm thủ thuật. Lặp lại sau 8 giờ.
Trẻ em: 10 mg/kg thể trọng/lần, cứ 6 giờ 1 lần.
Trẻ sơ sinh:
Liều đầu tiên 15 mg/kg, tiếp theo là 10 mg/kg.
Cứ 12 giờ 1 lần trong tuần đầu tuổi.
Cứ 8 giờ 1 lần trong các tuần sau cho tới 1 tháng tuổi.
– Phòng viêm nội tâm mạc ở bệnh nhi có nguy cơ cao bị dị ứng penicilin cần nhổ răng hoặc thủ thuật ngoại khoa khác: 20 mg/kg bắt đầu 1 giờ trước khi làm thủ thuật và lặp lại 8 giờ sau.
– Phẫu thuật dạ dày – ruột hoặc đường tiết niệu sinh dục: 20 mg/kg bắt đầu 1 giờ trước khi phẫu thuật, và kèm với gentamicin 2 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, bắt đầu nửa giờ tới 1 giờ trước khi phẫu thuật. Tiêm lại 2 thuốc đó sau 8 giờ.
Người có chức năng thận suy giảm và người cao tuổi:
Liều dùng theo bảng sau:
Độ thanh thải creatinin | Liều vancomycin |
100 | 1545 |
90 | 1390 |
80 | 1235 |
70 | 1080 |
60 | 925 |
50 | 770 |
40 | 620 |
30 | 465 |
20 | 310 |
10 | 155 |
Liều đầu tiên không được dưới 15 mg/kg, ngay cả ở người bệnh có suy thận nhẹ và trung bình. Số liệu trên không có giá trị đối với người bệnh mất chức năng thận. Đối với người bệnh loại này liều đầu tiên 15 mg/kg, để duy trì nồng độ, cần cho liều duy trì 1,9 mg/kg/24 giờ. Sau đó cứ 7 – 10 ngày dùng 1 liều 1 g.
– Dùng vancomycin kéo dài có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm, vì vậy cần phải theo dõi cẩn thận.
– Với người bệnh suy giảm chức năng thận cần phải điều chỉnh liều và theo dõi chức năng thận chặt chẽ.
– Tránh dùng đồng thời với thuốc có độc tính cao trên thận và thính giác. Dùng đồng thời với aminoglycosid gây nguy cơ độc cao với thận, tuy nhiên vẫn cần phối hợp thuốc trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe doạ tính mạng. Cần đo chức năng thính giác nhiều lần phòng nguy cơ độc đối
với thính giác khi dùng vancomycin.
– Vancomycin gây kích ứng mô, bắt buộc tiêm tĩnh mạch. Đau, ấn đau và hoại tử xảy ra nếu tiêm bắp hoặc tiêm ra ngoài mạch.
Nơi khô, nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng.
Bảo quản thuốc sau khi hoàn nguyên:
– Lọ thuốc sau khi hoàn nguyên với 10 ml dung môi được bảo quản ở nhiệt độ phòng (20 – 300C) hoặc trong tủ lạnh (2 – 80C).
– Dung dịch (sau khi hoàn nguyên thuốc với 10 ml dung môi) pha loãng vào 100 ml dung môi được bảo quản trong tủ lạnh (2 – 80C).
– Lọ bột đông khô pha tiêm: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
– Ống dung môi pha tiêm: 48 tháng kể từ ngày sản xuất.
Hạn dùng sau khi pha chế:
– Hoàn nguyên thuốc với 10 ml dung môi:
+ Tối đa 24 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng (20 – 300C).
+ Tối đa 14 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh (2 – 80C).
– Pha loãng dung dịch (sau khi hoàn nguyên thuốc với 10 ml dung môi) vào 100 ml dung môi:
+ Tối đa 14 ngày với dung dịch pha loãng là Natri clorid 0,9% hoặc Dextrose 5% nếu bảo quản trong tủ lạnh (2 – 80C).
+ Tối đa 96 giờ với dung dịch pha loãng là Ringer Lactat hoặc dung dịch Ringer Lactat và Dextrose 5% nếu bảo quản trong tủ lạnh (2 – 80C).