cho 1 viên nang cứng:
– Thành phần hoạt chất: Clindamycin hydroclorid tương ứng với 300 mg Clindamycin
– Thành phần tá dược: Talc, Era-tab, Magnesi stearat.
– Dạng bào chế: Viên nang cứng
– Mô tả dạng bào chế: Viên nang số 0 hai nửa màu nâu bạc, bột thuốc bên trong màu trắng đến trắng xám, vị đắng có mùi đặc trưng.
Hộp 2 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên
Clindamycin có tác dụng điều trị những nhiễm khuẩn dưới đây do các vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm với thuốc hoặc các chủng vi khuẩn ái khí Gram dương nhạy cảm với thuốc như liên cầu (streptococci), tụ cầu (staphylococci), phế cầu (pneumococci) và các chủng hlamydia trachomatis nhạy cảm với thuốc.
Chống chỉ định Clindamycin ở bệnh nhân trước đây có tiền sử dị ứng với clindamycin hoặc lincomycin hoặc bất kỳ thành phần nào trong công thức.
Liều dùng cho người lớn:
Clindamycin hydrochlorid viên nang (đường uống):
300 mg/ lần, mỗi 6, 8, 12 giờ hoặc 600 mg/ lần mỗi 8, 12 giờ. Để tránh khả năng kích thích thực quản, nên uống viên nang clindamycin hydroclorid với một cốc nước đầy. Viên nang clindamycin hydroclorid (cho trẻ em có thể nuốt thuốc dạng viên nang) Để tránh khả năng bị kích ứng thực quản, nên uống viên nang clindamycin hydroclorid với một cốc nước đầy. Liều dùng từ 8 đến 25 mg/ kg/ lần chia thành 3 hoặc 4 liều bằng nhau. Dạng viên nang có thể không phân liều mg/ kg chính xác; vì vậy, có thể cần dùng dạng bào chế khác trong một số trường hợp.Viên nang clindamycin không phù hợp cho trẻ em chưa có khả năng nuốt trọn viên thuốc.
Liều dùng cho người cao tuổi:
Các nghiên cứu dược động học của clindamycin cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt lâm sàng giữa người trẻ tuổi và người cao tuổi có chức năng gan và chức năng thận (điều chỉnh theo tuổi) bình thường sau khi uống hoặc tiêm. Vì vậy không cần thiết phải điều chỉnh liều ở người cao tuổi có chức năng gan và chức năng thận (điều chỉnh theo tuổi) bình thường (xem 12.2 Các đặc tính dược dộng học).
Liều dùng cho bệnh nhân suy thận: Không cần thiết điều chỉnh liều clindamycin ở bệnh nhân suy thận.
Liều dùng cho bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân suy gan.
Liều dùng cho những chỉ định đặc biệt:
(a) Nhiễm liên cầu bê – ta tan huyết: Tuân theo các liều chỉ định ở trên ở mục Liều dùng cho người lớn, Liều dùng cho trẻ em và Liều dùng cho trẻ sơ sinh. Nên tiếp tục điều trị trong ít nhất 10 ngày.
(b) Viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis: Clindamycin hydroclorid uống 600 mg, 3 lần một ngày trong 10 – 14 ngày.
(c) Viêm phổi do Pneumocystis carinii trên bệnh nhân AIDS: Uống 300 mg clindamycin hydroclorid mỗi 6 giờ hoặc 600 mg mỗi 8 giờ trong 21 ngày và primaquin 15 đến 30 mg, một lần mỗi ngày trong 21 ngày.
(d) Điều trị viêm a-mi-đan/ viêm họng cấp do liên cầu: Viên nang clindamycin hydroclorid liều 300 mg, uống hai lần một ngày trong 10 ngày.
(e) Điều trị sốt rét: Với chỉ định này, xin tham khảo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét mới nhất do Bộ Y tế ban hành.
(f) Dự phòng viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân nhạy cảm với Penicillin: Clindamycin hydroclorid viên nang (đường uống) Người lớn: 600 mg 1 giờ trước khi phẫu thuật; trẻ em: 20 mg/kg 1 giờ trước khi phẫu thuật.
Phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, bao gồm cả những phản ứng da nghiêm trọng như phản ứng do thuốc kèm tăng bạch cầu ưa eosin và những triệu chứng toàn thân (DRESS), hội chứng Stevens – Johnson (SJS), hoại tử biểu bì do nhiễm độc (TEN), và ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) đã được báo cáo ở bệnh nhân được điều trị bằng clindamycin. Nếu bị phản ứng quá mẫn hoặc phản ứng da nghiêm trọng, nên ngừng dùng clindamycin và tiến hành điều trị bằng liệu pháp thích hợp (xem Mục 5. Chống chỉ định và Mục 10. Tác dụng không mong muốn) Viêm đại tràng giả mạc được báo cáo với hầu hết các thuốc kháng sinh bao gồm clindamycin với mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Do vậy, điều quan trọng là cân nhắc chẩn đoán trên các bệnh nhân có các dấu hiệu của tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh làm thay đổi hệ sinh vật của đại tràng và có thể tạo cơ hội cho clostridia tăng trưởng vượt mức. Các nghiên cứu cho thấy độc tố tạo ra do Clostridium difficile là nguyên nhân đầu tiên gây ra viêm đại tràng do kháng sinh. Sau khi xác định chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc ban đầu, cần tiến hành các biện pháp điều trị.
Các trường hợp viêm đại tràng giả mạc nhẹ thường là khi ngưng thuốc. Trong các trường hợp vừa đến nặng, cần cân nhắc việc quản lý bù nước và chất điện giải, bổ sung protein, và điều trị với một kháng sinh có hiệu quả lâm sàng với viêm ruột kết do Clostridium difficile. Tiêu chảy do Clostridium difficile (Clostridium dificile associated diarrhea – CDAD) đã được báo cáo khi sử dụng đối với hầu hết các thuốc kháng khuẩn, bao gồm cả clindamycin, và mức độ có thể từ tiêu chảy nhẹ đến viêm đại tràng dẫn đến tử vong.
Điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn sẽ làm thay đổi quần thể vi sinh tự nhiên của đại tràng dẫn tới sự phát triển quá mức của C. difficile. Clostridium difficile sinh ra độc tố A và B góp phần làm phát triển CDAD. Các chủng C. difficile sinh độc tố mạnh hơn là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, vì các tình trạng nhiễm khuẩn này có thể khó chữa khi dùng liệu pháp kháng sinh và có thể cần phải cắt bỏ đại tràng. Cần phải nghĩ đến bệnh CDAD ở tất cả các bệnh nhân xuất hiện tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh. Cần ghi bệnh án cẩn thận vì đã có báo cáo CDAD xảy ra sau hơn 2 tháng kể từ khi điều trị bằng thuốc kháng sinh. Do clindamycin không khuyếch tán nhiều vào dịch não tủy, không nên dùng thuốc để điều trị viêm màng não. Nếu điều trị kéo dài, nên theo dõi chức năng gan, thận và giám sát công thức máu. Sử dụng clindamycin có thể dẫn đến tình trạng tăng sinh quá mức các sinh vật không nhạy cảm, đặc biệt là nấm men.
Kín, tránh ánh sáng, không quá 300C
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng: USP