Tin tức

Dây Thìa canh và việc “chuẩn hóa” thành phần dược liệu

05/04/2022

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) hiện nay là một căn bệnh mãn tính, đòi hỏi sự điều trị lâu dài, tạo gánh nặng kinh tế cao cho cá nhân, gia đình và xã hội. Sử dụng Thìa canh được biết đến như một phương pháp tự nhiên, hiệu quả và giảm gánh nặng chi phí trong điều trị ĐTĐ, nhưng liệu sử dụng Thìa canh thôi đã đủ.

Xưa nay, người ta thường ví ĐTĐ như “bệnh nhà giàu”. Tuy nhiên, cuộc sống hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa và sự phát triển kinh tế kéo theo nhiều thay đổi về chế độ dinh dưỡng, vận động dẫn đến số người mắc đái tháo đường ở nước ta đang tăng nhanh chóng bất kể hoàn cảnh, độ tuổi, kinh tế và điều kiện cuộc sống. Sự phát triển của bệnh gắn liền với sự gia tăng tỷ lệ biến chứng gây hao tổn không nhỏ đến sức người, sức của, chi phí y tế và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia.

Đẩy lùi ĐTĐ với cây Thìa canh “đúng chuẩn”

Thìa canh, từ lâu được biết đến như một loại dược liệu quý dùng trong điều trị bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong muốn thì liều lượng sử dụng thế nào và hoạt chất cần phải được “chuẩn hóa” ra sao lại là một câu chuyện không kém phần quan trọng.

Dây Thìa canh và việc “chuẩn hóa” thành phần dược liệu

Hình dây thìa canh
Theo nghiên cứu, cây thìa canh để đạt hiệu quả chữa bệnh thì phải chuẩn hóa được 25% acid gymnemic trong cây và liều điều trị là 400-600mg/ngày. Với thành phần hóa học là hoạt chất GS4 gồm nhiều tổ hợp acid gymnemic. Acid gymnemic kích thích tái tạo tế bào beta của tuyến tụy, tăng sản sinh và hoạt lực của insulin, từ đó giúp cơ thể tái thiết lập khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên. Theo các nhà khoa học, cây thìa canh đạt chuẩn hóa khi kết hợp với thuốc tây điều trị tiểu đường sẽ giúp cho tác dụng hạ đường huyết tốt hơn, vì vậy chỉ cần bổ sung 1-2 viên thìa canh “đúng chuẩn” mỗi ngày, đồng thời có chế độ vận động, ăn uống thích hợp là đã có thể yên tâm kiểm soát và ổn định đường huyết.
Dự án Thìa canh “đúng” chuẩn theo tiêu chuẩn thương mại sinh học Biotrade
Từ nhiều năm qua, với mục đích nhân rộng các sáng kiến Thương mại sinh học (Biotrade) có đạo đức trong lĩnh vực Thuốc thảo dược ở Việt Nam được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và thực hiện bởi tổ chức HELVETAS và CRED. Thông thường, các sản phẩm thuốc và chăm sóc sức khỏe được dùng để ngăn ngừa hoặc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe và cải thiện chất lượng sống. Thế nhưng, chất lượng mà rất nhiều dược liệu đang được nhập vào Việt Nam mỗi ngày, chúng ta không khỏi băn khoăn liệu thực sự những dược liệu này có thể phát huy hết các công dụng chữa bệnh như được kỳ vọng? Thống kê cho thấy có tới 80% các loại dược liệu làm thuốc tại Việt Nam được nhập khẩu, rất nhiều trong số đó không hề có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, là dược liệu giả hay có tồn dư hóa chất độc hại, kim loại nặng.

Dây Thìa canh và việc “chuẩn hóa” thành phần dược liệu

Hình vườn dược liệu
Với mong muốn cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn và bền vững, từ năm 2016, Công ty CP Dược-Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar) đã triển khai ký kết hợp tác với Helvetas (tổ chức Quản lý dự án) nhằm mục tiêu đem đến cho người sử dụng những sản phẩm từ thảo dược đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Trong khuôn khổ của dự án, Bidiphar đã thực hiện nghiên cứu, trồng, chiết xuất và sản xuất thành công sản phẩm Thìa Canh Bidiphar từ vùng trồng dây thìa canh tại huyện An Lão – Bình Định theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” của Tổ chức Y tế thế giới” (GACP-WHO). Có thể nói việc Bidiphar sản xuất thành công sản phẩm Thìa Canh Bidiphar “đúng chuẩn” đã mở ra một hướng giải pháp an toàn lâu dài, giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát được bệnh, ngăn ngừa các biến chứng, thoát khỏi nỗi lo lắng, ám ảnh, và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Dây Thìa canh và việc “chuẩn hóa” thành phần dược liệu

 

 

Facebook

Tin tức khác