Cho 1 lọ bột đông khô pha tiêm:
Ifosfamid………………………………………………………………………… 1 g
Bột đông khô pha tiêm
Hộp 1 lọ bột đông khô pha tiêm
Ifosfamid là thuốc gây độc tế bào chỉ định điều trị các bệnh ác tính. Ifosfamid có thể dùng đơn trị hoặc cũng có thể phối hợp với xạ trị, phẫu thuật hay các thuốc gây độc tế bào khác.
Chống chỉ định dùng Ifosfamid Bidiphar 1 g ở những bệnh nhân:
– Được biết mẫn cảm với ifosfamid hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Tắc nghẽn đường tiết niệu.
– Suy giảm chức năng tủy xương nặng (đặc biệt ở những bệnh nhân đã được điều trị trước đó với các tác nhân gây độc tế bào hoặc xạ trị).
– Viêm bàng quang.
– Suy giảm chức năng thận.
– Suy gan.
– Nhiễm trùng cấp tính.
* Liều dùng
– Ifosfamid chỉ nên được sử dụng khi có các điều kiện theo dõi thường xuyên các thông số lâm sàng, hóa sinh, huyết học ở trước, trong và sau khi điều trị và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các bác sĩ có kinh nghiệm với loại thuốc này.
– Liều dùng phải tùy theo từng bệnh nhân. Liều và thời gian điều trị và/hoặc khoảng thời gian điều trị tùy thuộc vào chỉ định, kế hoạch điều trị phối hợp, tình trạng sức khoẻ và chức năng các cơ quan của bệnh nhân; kết quả theo dõi các xét nghiệm.
– Khi kết hợp với các thuốc khác có độc tính tương tự, có thể cần phải giảm liều hoặc kéo dài khoảng thời gian giữa các đợt điều trị.
– Hướng dẫn về phác đồ liều dùng được sử dụng cho hầu hết các chỉ định được đưa ra bên dưới:
+ 8 – 12 g/m² được chia thành các liều nhỏ bằng nhau, dùng dưới dạng liều duy nhất mỗi ngày, trong 3 – 5 ngày, lặp lại mỗi 2 – 4 tuần.
+ 5 – 6 g/m² (tối đa 10 g) được truyền trong 24 giờ, lặp lại mỗi 3 – 4 tuần.
– Tần suất sử dụng được xác định theo mức độ ức chế tủy xương và thời gian để phục hồi đầy đủ chức năng tủy xương. Số lượng đợt điều trị thông thường là 4 đợt, nhưng có thể đến 7 đợt (6 đợt đối với phương pháp truyền trong 24 giờ). Điều trị lặp lại đã được sử dụng khi bị tái phát.
– Để dự phòng tác dụng độc với bàng quang, phải dùng ifosfamid kèm với bổ sung nhiều nước, tối thiểu 2 lít dịch uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch mỗi ngày. Mesna nên được sử dụng để phòng viêm bàng quang chảy máu. Ifosfamid nên được tiêm dưới dạng truyền tĩnh mạch chậm trong thời gian tối thiểu 30 phút. Các nghiên cứu về sử dụng ifosfamid cho những bệnh nhân suy gan hoặc suy thận chưa được thực hiện.
* Sử dụng cho các đối tượng đặc biệt:
– Sử dụng ở bệnh nhân suy thận:
+ Ở những bệnh nhân suy thận, đặc biệt bệnh nhân suy thận nặng, bài tiết qua thận bị giảm có thể làm tăng nồng độ ifosfamid và các chất chuyển hóa của nó trong huyết tương. Điều này có thể dẫn đến tăng độc tính (như độc tính thần kinh, độc thận, độc tính máu) và cần xem xét khi xác định liều ở những bệnh nhân này.
+ Ifosfamid và các chất chuyển hóa của nó được thẩm tách.
– Sử dụng ở bệnh nhân suy gan:
Suy gan, đặc biệt nếu nặng, có thể liên quan đến việc làm giảm kích hoạt ifosfamid. Điều này có thể thay đổi hiệu quả điều trị của ifosfamid. Albumin huyết thanh thấp và suy gan cũng được xem là yếu tố nguy cơ đối với tiến triển độc tính thần kinh. Suy gan có thể làm tăng sự tạo thành chất chuyển hóa được tin là gây ra hoặc góp phần vào độc tính thần kinh và cũng góp phần làm độc thận. Điều này cần được xem xét khi chọn liều và giải thích đáp ứng với liều được chọn.
– Sử dụng ở trẻ em:
+ Ở trẻ em, liều lượng và cách dùng nên được xác định dựa theo loại khối u, giai đoạn khối u, tình trạng chung của bệnh nhân, bất kỳ liệu pháp gây độc tế bào trước đó và nếu liệu pháp hóa trị hay xạ trị được sử dụng đồng thời. Các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến liều lượng:
++ 5 g/m² trong 24 giờ.
++ 9 g/m² được phân thành liều nhỏ bằng nhau, dùng dưới dạng liều duy nhất mỗi ngày, trong 5 ngày.
++ 9 g/m² được truyền liên tục trong 72 giờ, lặp lại mỗi 3 tuần.
– Sử dụng ở bệnh nhân cao tuổi:
Nói chung, lựa chọn liều dùng cho bệnh nhân cao tuổi nên thận trọng, điều này phản
ánh tần suất lớn hơn ở người cao tuổi bị giảm chức năng gan, thận, hoặc tim và có bệnh kèm theo hoặc các liệu pháp trị liệu khác.
* Cách dùng
– Pha thuốc để tiêm bằng các dung dịch loại tiêm như: dextrose 5%; NaCl 0,9%, Ringer lactat, nước cất vô khuẩn.
– Cách pha: thêm 20 ml dung dịch pha thuốc vào lọ thuốc để được dung dịch 50 mg/ml. Có thể dùng ngay dung dịch 50 mg/ml hoặc pha loãng tiếp dung dịch này đến nồng độ 0,6 – 20 mg/ml.
– Các dung dịch này tương thích với thủy tinh, vật chứa bằng nhựa PVC hoặc polyolefin.
Đối với từng bệnh nhân, các yếu tố nguy cơ với độc tính của ifosfamid và biến chứng được mô tả dưới đây và trong các phần khác có thể chống chỉ định dùng ifosfamid. Trong các trường hợp như vậy, đánh giá nguy cơ và lợi ích khi sử dụng là cần thiết.
Suy tủy, ức chế miễn dịch và nhiễm trùng:
Điều trị với ifosfamid có thể gây suy tủy và ức chế đáng kể các phản ứng miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng. Tử vong do suy tủy liên quan đến ifosfamid đã được báo cáo.
Điều trị với ifosfamid thường gây giảm số lượng bạch cầu, thường xảy ra vào tuần thứ 2 sau khi tiêm truyền. Sau đó, số lượng bạch cầu tăng trở lại.
Suy tủy nặng và ức chế miễn dịch phải được dự tính trước đặc biệt ở những bệnh nhân điều trị trước hoặc điều trị đồng thời với các tác nhân hóa trị hoặc gây độc trên máu, liệu pháp xạ trị hoặc ức chế miễn dịch.
Khi được chỉ định, cần xem xét sử dụng các tác nhân kích thích tạo máu (các nhân tố tăng trưởng và tác nhân kích thích tạo hồng cầu) để giảm nguy cơ biến chứng do ức chế tủy.
Nguy cơ suy tủy là phụ thuộc liều và tăng lên khi sử dụng liều cao duy nhất. Nguy cơ suy tủy tăng ở bệnh nhân bị giảm chức năng thận.
Ức chế miễn dịch nặng dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong. Các loại nhiễm trùng đã được báo cáo gồm: viêm phổi cũng như các nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng. Nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng cũng đã được báo cáo.
Các nhiễm trùng tiềm ẩn có thể được kích hoạt. Ở những bệnh nhân được điều trị với ifosfamid, việc kích hoạt nhiễm trùng do nhiều loại virus khác nhau đã được báo cáo. Theo dõi chặt chẽ độc tính trên huyết học được khuyến cáo. Đánh giá mức độ số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu cần được thực hiện trước khi điều trị và tại các khoảng thời gian thích hợp sau khi tiêm truyền.
Độc tính thần kinh và độc tính hệ thần kinh trung ương (CNS):
Việc điều trị với ifosfamid có thể gây ra các độc tính trên CNS và các độc tính thần kinh khác.
Độc tính thần kinh có thể biểu hiện trong vài giờ đến vài ngày sau khi dùng liều đầu tiên và hầu hết các trường hợp xảy ra trong vòng 48 đến 72 giờ sau khi ngưng sử dụng ifosfamid. Các triệu chứng có thể kéo dài lâu hơn. Thỉnh thoảng, việc phục hồi là không hoàn toàn. Đã có báo cáo về trường hợp tử vong do ngộ độc trên hệ thần kinh trung ương.
Đã có báo cáo về trường hợp tái phát độc tính trên CNS sau một vài đợt điều trị không có biến cố.
Độc tính trên CNS phụ thuộc liều.
Các yếu tố nguy cơ khác đã được chứng minh hoặc thảo luận trong các tài liệu bao gồm:
– Rối loạn chức năng thận, creatinin huyết thanh cao.
– Albumin huyết thanh thấp.
– Rối loạn chức năng gan.
– Nồng độ bilirubin và hemoglobin thấp, giảm số lượng bạch cầu.
– Nhiễm toan, bicarbonat huyết thanh thấp.
– Mất cân bằng điện giải, hạ natri máu, tiết ADH không thích hợp, sự thu nạp các dung dịch thấp.
– Có di căn não, bệnh trên hệ CNS trước đó, chiếu xạ não.
– Xơ cứng não, bệnh lý mạch máu ngoại vi.
– Có các khối u ở bụng dưới, chướng bụng.
– Trạng thái hoạt động kém, tuổi cao.
– Béo phì, giới tính nữ.
– Tương tác với các thuốc khác (như apretitant, ức chế CYP 3A4), rượu, lạm dụng thuốc, điều trị trước đó với cisplatin.
Nếu bệnh não tiến triển, ngưng sử dụng ifosfamid.
Các công bố đã báo cáo cả việc sử dụng thành công và không thành công xanh methylen đối với việc điều trị và dự phòng bệnh não liên quan ifosfamid.
Do khả năng xảy ra tác dụng phụ, các thuốc tác động trên CNS (như: thuốc chống nôn, thuốc an thần, thuốc ngủ, hoặc thuốc kháng histamin) phải được sử dụng thận trọng, nếu cần thiết, không được tiếp tục sử dụng trong trường hợp có bệnh não do ifosfamid. Độc tính trên thận và tế bào Urothelial (tế bào chuyển tiếp).
Ifosfamid gây độc cả trên thận và trong nước tiểu.
Chức năng cầu thận và ống thận phải được đánh giá và kiểm tra trước khi bắt đầu điều trị, cũng như trong và sau khi điều trị.
Cần xem xét việc theo dõi lâm sàng chặt chẽ các chất hóa học trong huyết thanh và nước tiểu, bao gồm: phospho, kali và các thông số thử nghiệm thích hợp khác để xác định độc tính trên thận và độc tính tế bào urothelial.
– Tác dụng gây độc thận:
Tử vong do độc tính trên thận đã được ghi nhận.
Rối loạn chức năng thận (cầu thận và ống thận) sau khi dùng ifosfamid là rất hay gặp. Sự phát triển của hội chứng tương tự như SIADH (hội chứng tiết hormon bài niệu không thích hợp) đã được báo cáo.
Tổn thương ống thận có thể trở nên rõ ràng trong khi điều trị hoặc sau khi ngừng điều trị vài tháng hoặc thậm chí vài năm.
Rối loạn chức năng ống thận hoặc cầu thận có thể xảy ra theo thời gian, nhưng vẫn ổn định hoặc tiến triển trong khoảng thời gian vài tháng hoặc vài năm, thậm chí sau khi kết thúc điều trị với ifosfamid.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng các biểu hiện lâm sàng của độc tính trên thận, gồm:
+ Liều tích lũy lớn của ifosfamid.
+ Đã bị suy thận từ trước.
+ Điều trị trước đó hoặc đồng thời với các thuốc có khả năng gây độc thận.
+ Trẻ em nhỏ tuổi.
+ Dự trữ ở ống sinh niệu bị giảm như ở những bệnh nhân có khối u thận và đã được xạ trị ở thận hoặc cắt thận một bên.
– Tác dụng gây độc trên tế bào urothelial:
Sử dụng ifosfamid thường kết hợp với tác động gây độc trong nước tiểu, có thể giảm bằng cách dùng mesna dự phòng.
Viêm bàng quang có xuất huyết cần phải truyền máu đã được báo cáo khi sử dụng ifosfamid.
Nguy cơ viêm bàng quang có xuất huyết phụ thuộc liều và tăng lên khi sử dụng liều duy nhất so với sử dụng ifosfamid được chia liều.
Trước khi bắt đầu điều trị, cần phải loại trừ hoặc sửa bất kỳ các tắc nghẽn đường tiết niệu.
Trong và ngay sau khi sử dụng ifosfamid, cần phải bù đủ lượng chất lỏng (bằng cách uống hoặc tiêm truyền) để gây lợi tiểu và giảm nguy cơ nhiễm độc đường tiết niệu.
Ifosfamid nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu.
Xạ trị trong quá khứ hoặc đồng thời ở bàng quang hoặc điều trị với busulfan có thể tăng nguy cơ viêm bàng quang có xuất huyết.
Độc tính trên tim, sử dụng ở bệnh nhân có bệnh tim mạch:
Tử vong liên quan đến nhiễm độc tim do ifosfamid đã được báo cáo.
Nguy cơ tiến triển các độc tính trên tim phụ thuộc liều. Nó tăng lên ở những bệnh nhân đã điều trị trước đó hoặc đồng thời với các thuốc gây độc tim khác hoặc xạ trị ở vùng tim và có thể cả suy thận.
Cần đặc biệt thận trọng ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ gây độc tim và ở những bệnh nhân có bệnh tim từ trước.
Các biểu hiện của độc tính trên tim khi điều trị với ifosfamid bao gồm:
– Loạn nhịp thất hoặc trên thất, bao gồm nhịp nhanh nhĩ/trên thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất không có mạch.
– Điện áp QRS bị giảm và thay đổi sóng T hoặc đoạn QT.
– Bệnh cơ tim dẫn đến suy tim kèm sung huyết và hạ huyết áp.
– Tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim, xơ hóa thượng tâm vị.
Độc tính phổi:
Độc tính phổi dẫn đến suy hô hấp cũng như tử vong đã được báo cáo. Viêm phổi kẽ và xơ hóa phổi đã được báo cáo khi điều trị với ifosfamid.
Bệnh ác tính thứ cấp:
Cũng như các liệu pháp gây độc tế bào, điều trị với ifosfamid liên quan đến nguy cơ xuất hiện các khối u thứ cấp và tiền thân của khối u.
Bệnh tắc tĩnh mạch gan:
Bệnh tắc tĩnh mạch gan đã được báo cáo với các thuốc hóa trị bao gồm cả ifosfamid và là biến chứng được biết đến do các tác nhân gây độc tế bào nhóm oxazaphosphorin gây ra.
Độc tính trên gen: xin xem mục 7.
Độc tính trên khả năng sinh sản: xin xem mục 7.
– Bệnh nhân nữ giới:
Vô kinh đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị với ifosfamid. Ngoài ra, với tác nhân gây độc tế bào nhóm oxazaphosphorin khác, chứng kinh nguyệt ít cũng đã được báo cáo. Xin xem mục 7.
– Bệnh nhân nam giới:
Nam giới được điều trị với ifosfamid có thể bị giảm tinh trùng hoặc vô tinh trùng. Xin xem mục 7.
Phản ứng phản vệ, nhạy cảm chéo:
Phản ứng phản vệ đã được báo cáo khi điều trị với ifosfamid. Nhạy cảm chéo giữa các tác nhân gây độc tế bào nhóm oxazaphosphorin đã được báo cáo.
Giảm quá trình lành vết thương:
Ifosfamid có thể can thiệp vào quá trình làm lành vết thương.
Tiêm truyền cận tĩnh mạch:
Các tác động gây độc tế bào (chủ yếu ở gan) của ifosfamid xảy ra sau khi tiêm truyền tĩnh mạch. Vì vậy nguy cơ tổn thương mô do vô tình tiêm truyền cận tĩnh mạch là thấp.
Trong trường hợp vô tình tiêm truyền cận tĩnh mạch, cần ngừng truyền ngay lập tức. Dung dịch tiêm ifosfamid bị thoát mạch phải được hút tại chỗ bằng ống. Đồng thời tiến hành các biện pháp thích hợp khác.
Sử dụng ở bệnh nhân bị suy thận:
Ở bệnh nhân bị suy thận, đặc biệt là suy thận nặng, bài tiết qua thận bị giảm có thể tăng nồng độ của ifosfamid và chất chuyển hóa trong huyết tương. Điều này dẫn đến tăng độc tính của ifosfamid (như độc tính trên thần kinh, thận và huyết học) và cần xem xét xác định liều ở những bệnh nhân này.
Sử dụng ở những bệnh nhân bị suy gan:
Suy gan đặc biệt suy gan nặng, có thể giảm hoạt tính của ifosfamid. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Albumin huyết thanh thấp và bị suy gan được xem là các yếu tố nguy cơ phát triển độc tính trên CNS. Suy gan có thể tăng tạo thành một chất chuyển hóa được xem là góp phần hoặc gây ra gây độc tính trên hệ CNS và cũng góp phần độc tính trên thận.
Điều này cần được xem xét khi lựa chọn liều hoặc giải thích các đáp ứng với liều được chọn.
Thận trọng với tá dược chứa ion natri: Chế phẩm có thành phần chứa ion natri nên cần xem xét thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có chế độ ăn kiểm soát natri.
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.
24 tháng kể từ ngày sản xuất.