Cho 01 lọ
– Thành phần hoạt chất: Bleomycin 15U (dưới dạng Bleomycin sulfat)
Bột đông khô pha tiêm
Hộp 01 lọ bột đông khô.
Bột đông khô pha tiêm Bleomycin Bidiphar được chỉ định sử dụng trong:
– Ðiều trị ung thư biểu mô tế bào vảy (ảnh hưởng đến miệng, mũi và xoang cạnh mũi, thanh quản, thực quản, bộ phận sinh dục ngoài, cổ tử cung hoặc da), u hắc tố, ung thư tinh hoàn.
– Các u lympho Hodgkin hoặc không Hodgkin (bao gồm cả bệnh nấm).
– Thuốc cũng có thể được dùng trong tràn dịch màng phổi ác tính như một tác nhân làm xơ hóa.
– Là lựa chọn hàng hai (dùng đơn độc hoặc phối hợp) cho bệnh nhân khi bleomycin chứng tỏ có tác dụng nào đó: u hắc tố ác tính có di căn; ung thư biểu mô tuyến giáp, phổi hoặc bàng quang, ung thư dương vật, u lympho không phải Hodgkin, ung thư tế bào mầm, đệm sinh dục của buồng trứng.
Sản phẩm bột đông khô pha tiêm Bleomycin Bidiphar chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
– Bệnh nhân dị ứng với thuốc.
– Nhiễm khuẩn phổi cấp hoặc chức năng phổi bị suy giảm nặng.
– Người mang thai hoặc đang cho con bú.
– Liều lượng căn cứ vào dung nạp thuốc cho bệnh nhân và tiến triển lâm sàng sao cho đạt được kết quả điều trị tốt nhất với ít tác dụng phụ nhất.
– Các liều dùng khuyến cáo:
+ Điều trị các ung thư biểu mô tế bào vảy: Dùng đường tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da 1-2 lần/ tuần. Liều khuyên dùng ở người lớn là 0,25 – 0,5 đơn vị USP/ kg (10 – 20 đơn vị USP/ m2).
+ Điều trị ung thư tinh hoàn: 0,25 – 0,5 đơn vị USP/ kg (10 – 20 đơn vị USP/ m2) tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 lần/ tuần hoặc 2 lần/ tuần. Nếu thuốc có tác dụng thì thường bệnh có cải thiện trong vòng 2 tuần.
+ Điều trị bệnh Hodgkin: bleomycin được dùng phối hợp với doxorubicin, vinblastin và dacarbazin (phác đồ ABVD). Cần dùng liều thăm dò 2 đơn vị USP trong hai liều đầu. Nếu không có phản ứng cấp xảy ra trong vòng 4 – 6 giờ thì có thể dùng liều theo phác đồ. Người lớn: 0,25 – 0,5 đơn vị USP/ kg (10 – 20 đơn vị USP/ m2) tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da; 1 lần/ tuần hoặc 2 lần/ tuần. Khi kích thuớc khối u giảm được 50% thì có thể dùng liều duy trì 1 đơn vị USP/ ngày hoặc 5 đơn vị USP/ tuần tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Nếu thuốc có tác dụng thì thường bệnh có cải thiện trong vòng 2 tuần.
+ Điều trị tràn dịch màng phổi: phải tháo dịch màng phổi trước (bằng cách cho tự chảy hoặc hút), phải cố gắng để đảm bảo phổi được giãn nở hoàn toàn, dịch được hút ra hết và áp suất âm trong khoang phế mạc được tái lập. Nếu dùng bleomycin làm chất gây xơ hóa để ngăn tràn dịch do các khối u di căn ở người lớn: 50 – 60 đơn vị USP (không quá 1 đơn vị USP/kg hoặc 40 đơn vị USP/ m2 ở người già). Thuốc phải được pha loãng với 50 – 100 ml dung dịch natri clorid 0,9% và bơm vào màng phổi qua ống thông lồng ngực; sau khi đã kẹp ống thông lại thì xoay vòng trong 4 giờ tiếp theo hút hết dịch ra.
+ Điều trị phối hợp: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch: 3 – 4 đơn vị USP/m2 trong thời gian chiếu tia, 5 ngày/ tuần
– Bác sỹ chỉ nên chỉ định điều trị bằng bleomycin cho bệnh nhi trong những trường hợp ngoại lệ và đặc biệt. Liều dùng nên dựa trên liều của người lớn và liều cho trẻ em được tính theo diện tích da hoặc trọng lượng cơ thể.
– Bleomycin Bidiphar thường được dùng đường tiêm bắp nhưng có thể dùng để tiêm tĩnh mạch (tiêm bolus hoặc nhỏ giọt), tiêm dưới da, tiêm trong động mạch, trong màng phổi.
– Người bệnh điều trị với bleomycin cần được chụp X-quang hàng tuần.
– Bleomycin độc ngay cả khi sử dụng liều thấp. Thuốc nên được sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc chuyên khoa ung thư có kinh nghiệm về hóa trị liệu và cơ sở điều trị có đầy đủ phương tiện chẩn đoán, điều trị, can thiệp khi có biến chứng. Bệnh nhân đang tiếp nhận điều trị bằng bleomycin phải được theo dõi cẩn thận và thường xuyên trong và sau khi điều trị.
– Độc tính phổi:
+ Đây là độc tính nghiêm trọng nhất liên quan đến việc sử dụng bleomycin (xem thêm mục Tác dụng không mong muốn).
+ Bệnh nhân đang được điều trị nên được chụp X-quang ngực mỗi 1 – 2 tuần, tiếp tục theo dõi 04 tuần sau khi hoàn thành điều trị. Nếu quan sát thấy có thay đổi trong phổi, nên ngừng ngay việc điều trị để xác định nguyên nhân có phải liên quan đến thuốc hay không. Cần tiến hành điều trị viêm phổi kịp thời với kháng sinh và steroid. Điều trị lặp lại là chống chỉ định với bất kỳ bệnh nhân đã có dấu hiệu viêm phổi hoặc giảm chức năng phổi.
Gây mê: Những bệnh nhân điều trị với bleomycin có nguy cơ cao xuất hiện triệu chứng suy hô hấp cấp hậu phẫu thuật ở người lớn 6 – 12 tháng sau khi điều trị ban đầu. Để làm giảm thiểu nguy cơ ở bệnh nhân phẫu thuật đã được điều trị với bleomycin, những biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo như sau:
(1) Sử dụng oxy nồng độ thấp (<0,25) trong suốt quá trình phẫu thuật và thời gian hồi phục hậu phẫu thuật.
(2) Tránh phù phổi bằng cách theo dõi việc truyền dịch (dùng dung dịch keo thay vì dùng dung dịch hòa tan).
– Ung thư phổi: bleomycin nên được sử dụng cực kỳ thận trọng ở bệnh nhân bị ung thư phổi, vì những bệnh nhân này cho thấy tỷ lệ ngộ độc phổi gia tăng.
– Người cao tuổi: Những bệnh nhân trên 70 tuổi nên được theo dõi nghiêm ngặt các dấu hiệu độc tính phổi gây ra bởi bleomycin (xem thêm mục Tác dụng không mong muốn), vì có nguy cơ tăng độc tính này.
– Liều tích lũy: Độc tính ở phổi phổ biến hơn ở những bệnh nhân dùng tổng liều hơn 400.000 IU (400 đơn vị USP).
– Độc tính về thận hoặc gan: Các trường hợp nhiễm độc thận, bắt đầu suy giảm chức năng thận và gan đã được báo cáo không thường xuyên, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi bắt đầu điều trị.
– Phản ứng bất thường/đặc biệt: Các phản ứng không rõ ràng tương tự như sốc phản vệ đã được báo cáo ở những bệnh nhân u lympho được điều trị bằng bleomycin. Vì những triệu chứng này thường xảy ra sau liều thứ nhất hoặc thứ hai nên cần theo dõi cẩn thận sau khi dùng những liều này.
– Bệnh nhân u lympho: Tất cả bệnh nhân u lympho cần được thử nghiệm liều bleomycin trước khi bắt đầu điều trị liều đầy đủ, vì có khả năng sốc phản vệ.
– Suy thận: Bleomycin nên được sử dụng cẩn thận với những bệnh nhân bị suy thận.
– Suy giảm chức năng phổi do các bệnh không phải ác tính: Bleomycin nên được sử dụng hết sức thận trọng vì nó đặc biệt dễ gây độc cho phổi.
– Khả năng gây ung thư: Khả năng gây ung thư của bleomycin ở người không rõ. Tuy nhiên, đối với các tác nhân gây độc tế bào, không thể loại trừ được khả năng gây ung thư.
Trong lọ kín, nhiệt độ 20C – 80C, tránh ánh sáng.
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
* Hạn dùng sau khi pha chế:
Dung môi sau hoàn nguyên ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, để giảm sự nhiễm vi sinh vật, dung dịch hoàn nguyên nên được sử dụng ngay khi pha. Nếu cần bảo quản, dung dịch hoàn nguyên nên được giữ ở 2 – 8 0C trong