Đái tháo đường (ĐTĐ) hiện đang là một trong số căn bệnh toàn cầu, mà trong đó Việt Nam phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật, kinh tế, xã hội với tỷ lệ mắc đái tháo đường gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh các chế phẩm Tây y, xu hướng sử dụng các biện pháp trị liệu y học cổ truyền từ Đông y được quan tâm không kém để đem đến hiệu quả, an toàn, giảm gánh nặng chi phí.
Tỷ lệ mắc đái tháo đường (ĐTĐ) gia tăng
Đái tháo đường (ĐTĐ) hiện đang là một trong số những căn bệnh mà người Việt Nam có tỉ lệ mắc cao trên thế giới. Hiện tại, ước tính cứ 10 người trưởng thành thì có một người mắc bệnh. Tỷ lệ ĐTĐ trên toàn thế giới dự báo tăng 54% trong vòng 20 năm (2010 – 2030), đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, sau 10 năm từ năm 2002 đến 2012, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần từ 2,7% lên 5,4% và ước tính hiện tại có khoảng 3 triệu người bị ĐTĐ, đặc biệt trong số đó có tới trên 60% chưa được phát hiện bệnh.
ĐTĐ nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn thương bàn chân có thể dẫn đến phải cắt cụt chi. Con số này dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Đến năm 2030 dự báo bệnh sẽ vươn lên đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Hơn nữa 80% số tử vong này xảy ra tại các nước thu nhập thấp, trung bình trong đó có Việt Nam
Thìa canh – thảo dược quý cho bệnh nhân đái tháo đường
Cách đây hơn 2000 năm, dây thìa canh đã được xem là một loại dược liệu quý để trị bệnh ĐTĐ tại Ấn Độ, Trung Quốc, sau đó được phổ biến rộng rãi ở các quốc gia khác. Tại Việt Nam, từ năm 2006 các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội đã lần đầu tiên điều tra phát hiện dây thìa canh tại một số tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam.
Hình ảnh dây Thìa Canh
Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Acid gymnemic có tác dụng kích thích tái tạo tế bào Beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh insulin, tăng hoạt lực của insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên. Acid gymnemic còn ức chế hấp thu đường ở ruột, khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu. Ức chế gan tân tạo glucose vào máu, đồng thời kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Nhờ đó hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.
Tại Bình Định, thời gian qua, Công ty CP Dược-Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar) đã đầu tư vùng trồng dây thìa canh tại huyện An Lão áp dụng nghiêm ngặt các nguyên tắc, tiêu chuẩn theo khuyến cáo “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới” (GACP-WHO).
Vườn dược liệu dây thìa canh tại huyện An Lão của Bidiphar
Tiến sĩ Nguyễn Khoa Việt Trường, Trưởng Ban quản lý dự án Dược liệu của công ty cho biết: “Sản phẩm từ dây thìa canh chúng tôi đã có thử nghiệm và có phản hồi tốt với vùng trồng tại An Lão. Đây là vùng trồng đã được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn khá tốt về dược tính thu được trong sản phẩm. Trước khi trồng, chúng tôi phải kiểm tra, rà soát tất cả những yếu tố đầu vào có liên quan tới chất lượng sản phẩm của vùng trồng như đánh giá môi trường không khí có đảm bảo sạch hay không bằng cách đánh giá hiện trạng hoạt động sử dụng các vùng đất lân cận, nguồn nước tưới được lấy mẫu để kiểm tra xem có đạt chất lượng nước tưới, đất trồng cũng được đánh giá lịch sử sử dụng và lấy mẫu đi kiểm tra kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, quá trình trồng, chăm sóc không được sử dụng thuốc diệt cỏ, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật sự cần thiết, ưu tiên các phương pháp canh tác hữu cơ như dùng phân bò bón lót, cắt cành khi bị sâu, dịch chuyển mùa thu hoạch tránh mùa sâu bệnh phát triển mạnh… để khi thu hoạch được sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất. Quy trình thu hoạch, sơ chế cũng được thực hiện đúng tiêu chuẩn sạch, tuyệt đối không để dây thìa canh tiếp xúc với đất. Sau khi phơi khô, chia nhỏ đóng bao đưa về công ty, chúng tôi có tiếp một công đoạn kiểm tra nữa, đạt tiêu chuẩn mới đem đi chiết suất và bào chế”.
Theo các nghiên cứu, cây thìa canh để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất thì liều điều trị điển hình là 400 – 600mg/ngày với thành phần được chuẩn hóa 25% acid gymnemic. Với mong muốn cung cấp cho người bệnh một sản phẩm “đúng chuẩn” Bidiphar đã thực hiện dự án từ nghiên cứu, trồng, chiết xuất và sản xuất thành công sản phẩm Thìa Canh Bidiphar theo qui chuẩn trên. Hiện nay sản phẩm Thìa Canh Bidiphar đang được phân phối đến người dùng tại các Nhà thuốc trên toàn quốc.