Tin tức

Bidiphar (dbd) lãi trước thuế vượt 29% kế hoạch, mở rộng độ phủ ở các nhà bán lẻ

15/02/2022

Ở kênh OTC, Bidiphar mở rộng độ phủ ở các nhà bán lẻ thay vì tập trung chỉ ở các nhà thuốc lớn; trên kênh ETC, mục tiêu nâng cấp 4 nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP EU.

Trên thị trường chứng khoán, DBD là đơn vị duy nhất có kinh nghiệm và tiên phong trong sản xuất thuốc điều trị ung thư.

Cuối năm 2021, CTCP Dược – trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar – mã chứng khoán DBD) đón nhận tin vui từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định đã nghiệm thu kết quả nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên để điều trị ung thư đến từ nhóm nghiên cứu của Bidiphar.

Trước thực trạng bệnh ung thư có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nhóm bệnh ung thư vú, ung thư đại trực tràng với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hàng đầu hiện nay, việc điều trị ung thư ở 2 nhóm bệnh này hiện nay phải sử dụng nguồn thuốc nhập khẩu với mức chi phí cao và nhiều phụ thuộc. Vào năm 2014, nhóm nghiên cứu Bidiphar đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên Anastrozole, Letrozole, Capecitabine để điều trị ung thư”. Đề tài thuộc cấp Nhà nước do Ths. Dược sĩ Bành Thị Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Bidiphar phụ trách.

Ngoài kết quả tích cực trên, sự chuyển động của Bidiphar trên cả kênh ETC và OTC cũng rất đáng chú ý.

Trong buổi chia sẻ trong quý IV/2021, lãnh đạo DBD cho biết, ở kênh OTC, công ty đang mở rộng độ phủ ở các nhà thuốc bán lẻ thay vì chỉ tập trung ở các hiệu thuốc lớn qua đó gia tăng nhận diện thương hiệu cũng như giảm phụ thuộc khách hàng lớn.

Đáng nể là, dù dịch bệnh, Bidiphar vẫn quyết tâm thực hiện khảo sát khoảng 82% trong tổng 52.000 nhà thuốc và dữ liệu hơn 38.700 khách hàng đã được chuẩn hóa để xây dựng Master Coverage Plan (MCP) cho đội ngũ bán hàng.

Theo lãnh đạo Bidiphar, việc này giúp công ty có thể nắm bắt được lộ trình hàng ngày của đội ngũ sale cũng như phân tích khách hàng mục tiêu tốt hơn. Bên cạnh đó, công ty cũng đã tăng số lượng nhà bán lẻ từ 8.000 năm 2020 lên 15.000 đến cuối năm 2021, mục tiêu tiếp tục nâng lên 18.000-20.000 trong năm 2022.

Ở kênh ETC, công ty đang nỗ lực nâng cấp nhà máy sản xuất thuốc chống ung thư theo tiêu chuẩn EU-GMP. Khi nâng cấp thành công, giới chuyên gia đánh giá đây là động lực tăng trưởng tốt cho Bidiphar.

Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn đã có trao đổi với Tổng giám đốc Bidiphar Phạm Thị Thanh Hương.

Dịp cuối năm 2021, Bidiphar công bố đã nghiên cứu thành công thuốc viên điều trị ung thư, điều này có ý nghĩa như thế nào, thưa bà?

Nhóm thuốc viên Anastrozole, Letrozole, Capecitabine chống ung thư là một trong những nhóm sản phẩm chủ lực của Công ty được sản xuất trên dây chuyền thuốc viên điều trị ung thư đang được triển khai. Đây là các sản phẩm được Bidiphar nghiên cứu sản xuất bằng công nghệ mới.

BIDIPHAR (DBD) LÃI TRƯỚC THUẾ VƯỢT 29% KẾ HOẠCH, MỞ RỘNG ĐỘ PHỦ Ở CÁC NHÀ BÁN LẺ

Công nghệ này giúp tăng hiệu quả điều trị của sản phẩm mở ra cơ hội lớn cho người mắc bệnh hiểm nghèo được sử dụng thuốc tốt do Việt Nam sản xuất với chi phí phù hợp nhưng chất lượng tương đương các sản phẩm nhập ngoại.

Thành công này của Bidiphar cũng sẽ góp phần hiện đại hoá và đa dạng hoá ngành công nghiệp dược Việt nam, chủ động trong việc cung ứng và bình ổn giá thuốc, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Đặc biệt, sự xuất hiện của những sản phẩm này sẽ nâng cao vị thế của Bidiphar trên thị trường dược phẩm.

Cũng trong năm 2021, dù dịch bệnh, Bidiphar vẫn thực hiện nghiên cứu thị trường và mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ trên kênh OTC, quyết tâm này đến từ đâu, thưa bà?

Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen, hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng và cách thức hoạt động của các khách hàng là Nhà thuốc. Điều này đòi hỏi Bidiphar cũng phải có sự thay đổi thích ứng.

Để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, Bidiphar không chỉ đầu tư vào sản phẩm mà còn chú trọng những dịch vụ cung cấp kèm theo. 2021 là năm mà chúng tôi thực hiện bước đột phá ở kênh OTC bằng cách mở rộng điểm phủ, tăng sự hiện diện của sản phẩm ở các điểm bán lẻ, xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp theo đúng chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tăng cường “điểm chạm” với khách hàng bằng cách: Mở tổng đài miễn phí 1800.888.677 để cung cấp thông tin, giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ khách hàng kịp thời, hiệu quả; ra mắt kênh bán hàng online để có thể chăm sóc tới khách hàng cuối cùng trong chuỗi phân phối của Bidiphar.

Độ phủ điểm bán hàng kênh OTC năm 2021 tăng gấp 2 lần so với năm 2020 lên 15.000 nhà thuốc. Qua đó, công ty đã vượt kế hoạch doanh thu (500 tỷ đồng) trên kênh OTC, đạt 570 tỷ đồng, tăng 130% so với năm 2020, góp phần vào doanh thu chung của Công ty là 1.635 tỷ đồng (vượt 9% kế hoạch). Lợi nhuận trước thuế 2021 đạt 233 tỷ đồng (vượt 29% so với kế hoạch).

Điều này chứng minh chiến lược dịch chuyển mô hình phân phối kênh OTC từ bán điểm sáng bán phủ bước đầu thành công tạo đà cho năm 2022 là năm thứ nhất trong Chiến lược 5 năm và tầm nhìn 10 năm đến 2031 của Công ty.

Tiến độ xây dựng và nâng chuẩn GMP-EU các nhà máy sản xuất của Bidiphar ra sao, thưa bà?

Do dịch bệnh nên việc tiến hành lắp đặt vận hành chạy thử cũng như đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn nhà máy thuốc điều trị ung thư chậm hơn kế hoạch đã định. Hiện nay Bidiphar đã được cấp chứng nhận GMP WHO cho nhà máy thuốc tiêm ung thư. Đang tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận GMP WHO cho nhà máy thuốc viên ung thư cũng như GMP EU cho 2 nhà máy này. Dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022.

BIDIPHAR (DBD) LÃI TRƯỚC THUẾ VƯỢT 29% KẾ HOẠCH, MỞ RỘNG ĐỘ PHỦ Ở CÁC NHÀ BÁN LẺ

Kế hoạch năm 2022 và tham vọng cho giai đoạn 5 năm là gì, thưa bà?

Năm 2022, Bidiphar đặt mục tiêu tổng doanh thu 1.650 tỷ đồng, trong đó riêng hàng do Bidiphar sản xuất 1.450 tỷ đồng (tăng trưởng 30%); lợi nhuận trước thuế đạt 215 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động 9,5 triệu đồng/người/tháng.

Trong năm này, Bidiphar cũng sẽ khởi công xây dựng nhà máy Nonbetalactam đạt tiêu chuẩn GMP-EU; triển khai đánh giá, được cấp chứng nhận GMP-WHO dây chuyền thuốc viên điều trị ung thư tại Chi nhánh Nhơn Hội trong qúy III/2022; đồng thời triển khai các bước để nộp hồ sơ đăng ký, chứng nhận GMP-EU cho Nhà máy thuốc điều trị ung thư (dự kiến 2023).

Công ty có các mục tiêu phải thực hiện đến năm 2026 với Doanh thu 3.500 tỷ đồng, Lợi nhuận 700 tỷ đồng, điểm phủ kênh OTC là 30.000 nhà thuốc. Đồng thời, xây dựng hệ thống tổng kho hiện đại cho 3 khu vực Bắc – Trung – Nam .

DBD đặt kế hoạch đưa vào vận hành 4 nhà máy sản xuất dược phẩm tiêu chuẩn GMP EU bao gồm: thuốc tiêm điều trị ung thư, thuốc viên điều trị ung thư, thuốc nonbetalactam, thuốc vô trùng.

Để thực hiện được các mục tiêu 5 năm và hướng đến tầm nhìn 10 năm

BIDIPHAR (DBD) LÃI TRƯỚC THUẾ VƯỢT 29% KẾ HOẠCH, MỞ RỘNG ĐỘ PHỦ Ở CÁC NHÀ BÁN LẺ

Công ty có cơ sở để hoàn thành các mục tiêu này nhờ sự thay đổi cách nghĩ cách làm cùng với sự đầu tư có trọng điểm cho hệ thống sản xuất và phân phối.

Theo Báo Đầu tư Online 

 

 

 

 

Facebook

Tin tức khác